KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Kỹ năng mềm quyết định 85% sự thành công Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng nghề nghiệp.

Trong khi đó, các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http://www.librarything. com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.

Suy nghĩ, niềm tin ước mơ và bản lĩnh

Walter E.Disney đã từng nhận được câu hỏi như sau trong một buổi lễ ra mắt một bộ phim hoạt hình mới sắp được trình chiếu của mình :
“Cháu rất thích những bộ phim hoạt hình của bác. Cháu rất ngưỡng mộ bác. Cháu muốn biết bí quyết để có một cuộc sống luôn thành công và yêu đời như bác như vậy?”

Walter E.Disney thoáng vẻ hơi bất ngờ khi người phụ tá gởi đến ông câu hỏi, và ông trả lời bằng một tâm sự :

“Suốt cuộc đời, tôi đã sống và trải nghiệm vất vả rất nhiều. Thành công cũng có nhưng thất bại không ít. Tôi không nghĩ mình là người hạnh phúc nhất. Không có bí quyết nào là hoàn toàn đúng đắn và chính xác cho tất cả mọi người, riêng bản thân tôi đã nghiệm ra những điều sau đây cho cuộc sống của mình : 

Suy nghĩ thật kỹ về những điều bạn mong muốn đạt được trong cuộc sống này để bạn luôn cảm thấy thật sự hạnh phúc. Không hẳn những điều to lớn mới làm chúng ta hạnh phúc, có thể đó chỉ là những điều đơn giản và bình dị nhất.

Niềm tin. Tin vào chính bản thân rằng bạn sẽ làm được những điều đã nghĩ.

Ước mơ. Luôn mơ ước bằng một niềm tin trọn vẹn vào khả năng, giá trị của bản thân và cuộc sống.

Bản lĩnh. Bắt tay vào thực hiện ước mơ của bạn. Không nản lòng trước thất bại, thử thách. Biết chấp nhận, vươn lên và không ngủ quên trên chiến thắng.”

Người giàu tập trung vào các cơ hội

Người giàu luôn nhìn thấy các cơ hội và luôn sẵn sàng để hành động. Họ tự tin cao độ vào khả năng và sức sáng tạo của họ. Và họ cũng tin rằng nếu có chuyện gì đó xảy ra thì họ sẽ luôn tìm được cách khác để đi tiếp.

Người giàu tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo tập trung vào những khó khăn.


Người giàu nhìn thấy các cơ hội. Người nghèo nhìn thấy những khó khăn. Người giàu nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng. Người nghèo nhìn thấy nguy cơ bị mất. Người giàu tập trung vào tiềm năng lợi nhuận. Người nghèo tập trung vào khả năng rủi ro.

Người nghèo lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi. Trí óc họ liên tục "tua đi tua lại" những cảnh về trở ngại hay khó khăn, rủi ro đã xảy ra hay có thể nảy sinh. Hướng suy nghĩ chủ yếu trong đầu họ là: "Điều gì sẽ xảy ra nếu phương án này không đem lại kết quả" hay thường xuyên hơn là: "Ồ, tôi không làm được đâu".

Người giàu luôn nhận trách nhiệm 100% về kết quả trong cuộc đời họ và hành động với suy nghĩ: "Việc này nhất định mang lại kết quả vì mình sẽ làm cho điều đó trở thành hiện thực".

Ngưòi giàu luôn sẵn sàng để hành động tiếp. Họ có sự tự tin cao độ vào khả năng và sức sáng tạo của họ. Và họ cũng tin rằng nếu có chuyện gì đó xảy ra thì họ sẽ luôn tìm được cách khác để đi tiếp.

Trái lại, người nghèo luôn dự báo thất bại. Họ thiếu tự tin về bản thân cũng như năng lực của họ. Người nghèo tin rằng, nếu sự việc không tiến triển tốt, thì đó sẽ là tai hoạ. Và bởi vì họ luôn nhìn thấy trở ngại, họ thường không sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.

Sẵn sàng mạo hiểm không nhất thiết là sẵn sàng để mất. Người giàu chấp nhận những mạo hiểm đã được tính toán. Tức là họ nghiên cứu, phân tích và cân nhắc mọi chi tiết liên quan rồi sau đó mới quyết định căn cứ vào những thông tin có kiểm chứng và những sự việc cụ thể.

Người giàu có tính toán mãi không? Không. Họ làm tất cả những việc họ có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất cho phép, rồi họ ra quyết định tỉnh táo về việc có làm tiếp hay không.

Người nghèo khẳng định họ luôn chuẩn bị để nắm bắt cơ hội nhưng điều họ thường làm là trì hoãn. Họ do dự trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm và để cơ hội tuột đi mất.

Một điều quan trọng khác nữa là người giàu chú trọng vào những gì họ muốn, còn người nghèo lại tập trung vào những gì họ không muốn. Vì người giàu bao giờ cũng chú tâm vào cơ hội trong tất cả mọi thứ nên cơ hội mọc ra quanh họ. Vấn đề lớn nhất của họ là làm sao xử lý tất cả các khả năng kiếm tiền mà họ nhìn thấy. Ngược lại người nghèo chú tâm vào khó khăn nên họ nhìn đâu cũng thấy trở ngại và vấn đề lớn nhất của họ là xử lý tất cả những trở ngại.

Lĩnh vực mà bạn quan tâm sẽ quyết định cái mà bạn tìm thấy trong cuộc sống. Hãy dành thời gian và sức lực để tạo ra những gì bạn muốn. Khi những trở ngại xuất hiện, hãy xử lý rồi nhanh chóng quay lại tập trung vào mục tiêu và tầm nhìn của mình.

Lời khuyên: Nếu bạn muốn trở nên giàu có, tập trung vào kiếm, giữ và đầu tư tiền của bạn. Nếu bạn muốn nghèo khó, tập trung vào tiêu tiền của bạn.

Vấn đề là bạn hãy mạnh dạn bước vào cuộc chơi với bất kỳ thứ gì bạn đang có, và từ bất kỳ điểm xuất phát nào bạn đang đứng. Nếu bạn thực sự muốn học kinh doanh, hãy bước vào bằng cách tìm một việc làm trong lĩnh vực đó. Bạn sẽ học được nhiều qua việc lau nhà và rửa chén hơn là nghiên cứu mười năm từ bên ngoài.

T. Harv Eker kể về kế hoạch mở quán cà phê tại Fort Landerdale, Florida nhiều năm trước. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, ông đã xin vào làm việc tại tiệm Mother Butlers Pies ở vị trí lau sàn nhà và rửa chén đĩa.

Trong suốt thời gian đó, T. Harv Eker đã dành thời gian nói chuyện với người quản lý về lời lỗ, xem hộp thư để biết tên các nhà cung cấp, giúp người nướng bánh từ 4 giờ sáng để học và làm quen với thiết bị, gia vị và các vấn đề hay xảy ra. Cũng trong thời gian ở Mother Butlers Pies, ông đã thiết lập được quan hệ với khá nhiều người và vô số cơ hội làm ăn đã được mở ra từ đó.

Ví dụ như người nướng bánh sau khi nghỉ việc ở Mother Butlers Pies đã gọi điện cho T. Harv Eker báo rằng anh ta mới tìm thấy một loại thiết bị tập thể thao mới dạng đôi giầy và hỏi xem có quan tâm hay không. Khởi nguồn từ cơ hội này, công việc kinh doanh của T. Harv Eker ngày càng mở rộng, ban đầu chỉ là bán giầy cho các cửa hàng thể thao, sau đó là mở một trong những trung tâm rèn luyện thể hình đầu tiên ở Bắc America, tạo ra một triệu đôla đầu tiên.

Bài học thật đơn giản: Hãy bắt đầu bằng cách thâm nhập vào lĩnh vực mà bạn muốn thành danh trong tương lai, tận dụng bất kì khả năng nào có thể, để bắt đầu. Đây là cách tốt nhất để tìm hiểu về một ngành nghề kinh doanh mới vì bạn có thể quan sát nó từ bên trong. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội thiết lập các mối quan hệ cần thiết mà bạn không thể tạo ra từ bên ngoài. Nhờ tận mắt chứng kiến mọi việc, bạn sẽ có thể khám phá một lĩnh vực nào đó phù hợp với bản thân mà trước đó bạn chưa hề nhận ra.

Người giàu luôn bắt tay vào cuộc. Họ tin tưởng rằng một khi đã bước vào cuộc chơi, họ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt ngay thời điểm hiện tại, sửa chửa và điều chỉnh cánh buồm con thuyền của mình đi đúng hướng.

Hãy học cách hành động này của người giàu ngay từ bây giờ với các bước sau:

1. Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói: "Tôi tập trung vào cơ hội thay vì trở ngại!".

Hãy đặt tay lên trán bạn và nói: "Tôi có Tư duy triệu phú"

2. Hãy nhảy vào cuộc chơi. Hãy cân nhắc tình huống hay dự án bạn đang muốn bắt đầu. Hãy bắt đầu ngay bây giờ từ bất kỳ vị trí nào, với bất cứ gì bạn đang có.

Nếu có thể, hãy làm việc trong lĩnh vực đó trước để học cái cốt lõi. Nếu bạn đã học được, hãy xông lên!

3. Thực hành thái độ lạc quan. Hôm nay, dù mọi người có nói gì về các vấn đề hay trở ngại, hãy biến nó thành cơ hội.

4. Tập trung vào cái bạn có, không phải cái bạn không có. Lập danh sách mười điều bạn biết ơn trong cuộc đời và đọc nó to lên. Rồi đọc nó mỗi sáng trong vòng ba mươi ngày tiếp theo.

Sưu tầm

Đứng cao hơn vấn đề của họ

Nếu bạn học được cách đứng cao hơn mọi vấn đề, cách xử lý các trở ngại và vượt qua bất kỳ khó khăn nào thì không gì có thể ngăn cản bạn đến với thành công.

Người giàu đứng cao hơn những vấn đề của họ. Người nghèo nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

Con đường dẫn đến sự giàu sang luôn giăng sẵn nhiều cạm bẫy, đường vòng và những điều không lường trước được và đó chính là lý do khiến đa số mọi người không dám bước tới.

Người thành đạt và người giàu có luôn đứng cao hơn các vấn đề của họ, trong khi người thất bại và nghèo khó lại tỏ ra nhỏ bé hơn trước những vấn đề của mình.

Người nghèo sẽ tìm mọi cách để né tránh vấn đề. Vừa thoáng nhìn thấy thử thách là họ thoái lui ngay. Oái ăm thay, trong khi nỗ lực tìm cách để không gặp vấn đề thì họ lại gặp vấn đề lớn nhất trong tất cả các vấn đề: túng quẫn.

Bí quyết thành công không phải là cố tránh hay chùn bước hay co rúm lại trước những vấn đề của bạn. Bí quyết thành công là phải phát triển bản thân bạn lên để có thể đứng cao hơn bất kỳ vấn đề khó khăn nào.

Nên nhớ rằng, dù bạn giàu hay nghèo, làm ăn lớn hay làm ăn nhỏ, bản thân những vấn đề hay những trở ngại không bao giờ biến mất. Vấn đề là bạn đối mặt với những trở ngại đó như thế nào. Nếu bạn cho rằng mình đang phải đối mặt với một vấn đề lớn trong cuộc sống mà bạn không đủ sức vượt qua, điều đó có nghĩa là bạn đang là một người bé nhỏ.

Hãy nhớ rằng, của cải chỉ có thể tăng tương ứng với mức độ cố gắng của bạn. Nghĩa là phải tự phát triển bản thân mình lên một mức độ mà bạn có thể vượt qua bất cứ vấn đề hay trở ngại nào phát sinh trên con đường hướng đến sự giàu có cũng như giữ mãi sự giàu có mà bạn đã tạo ra.

Hãy nghĩ về bản thân như một container thịnh vượng của bạn. Nếu chiếc container của bạn nhỏ và tiền bạc của bạn lại lớn, chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ mất nó. Bạn không thể có nhiều tiền hơn chiếc container đó. Vì vậy, phải lớn lên để trở thành chiếc container lớn, sao cho bạn không chỉ có thể giữ được nhiều tiền mà còn có thể thu hút về nhiều tiền bạc hơn.

Một trong những lý do khiến người giàu luôn đứng cao hơn các vấn đề của họ là vì họ không tập trung vào vấn đề mà tập trung vào mục tiêu. Người giàu có và thành đạt là những người có thiên hướng luôn tìm cách giải quyết. Họ dành thời gian và năng lượng để vạch ra chiến lược và lên kế hoạch giải quyết những thách thức nảy sinh, đồng thời đảm bảo những vấn đề đó sẽ không bao giờ lặp lại.

Người nghèo và người không thành công thường có thiên hướng tập trung vào chính các vấn đề. Họ dành thời gian và sinh lực chỉ để chê bai, trách móc, than phiền, mà hiếm khi đưa ra được bất cứ sáng kiến nào nhằm giảm bớt khó khăn, chứ đừng nói đến việc làm sao cho rắc rối không xảy ra nữa.

Người giàu không lùi bước trước vấn đề, cũng không né tránh vấn đề và đặc biệt không bao giờ than phiền về những vấn đề của họ. Người giàu là những chiến binh can trường trong lĩnh vực tài chính.

Nếu bạn học được cách đứng cao hơn mọi vấn đề, cách xử lý các trở ngại và vượt qua bất kỳ khó khăn nào thì không gì có thể ngăn cản bạn đến với thành công.
Hãy bồi dưỡng kỹ năng đứng cao hơn vấn đề bằng bài thực hành sau:

1. Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:

"Tôi lớn hơn mọi vấn đề!".

"Tôi có thể xử lý mọi vấn đề!"

Hãy đặt tay lên trán bạn và nói: "Tôi có Tư duy triệu phú!"

2. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng vì một vấn đề lớn, hãy chỉ tay lên đầu bạn và nói: "Là tôi, là tôi, là tôi!". Rồi lấy một hơi thở sâu và nói với bản thân: "Tôi có thể giải quyết vấn đề này. Tôi lớn hơn bất cứ vấn đề nào"

3. Viết ra một vấn đề hay trở ngại mà bạn đang gặp phải rồi viết ra mười hành động cụ thể bạn có thể làm để giải quyết hoặc ít nhất cải thiện tình hình. Điều đó sẽ giúp bạn chuyển từ việc suy nghĩ về vấn đề sang việc suy nghĩ tìm giải pháp cho vấn đề.
Nguồn: Học làm giàu

Twitter Delicious Facebook Digg Favorites More